Trượt giá có đáng lo ngại khi tham gia Bảo hiểm nhân thọ

Post date: Jun 15, 2019 5:26:8 PM

Tiền trượt giá là gì ? Tiền trượt giá hay lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá trị theo thời gian. Cụ thể, nếu hôm nay giá một bát phở là 30 nghìn đồng thì sau một vài năm sẽ tăng lên 50 nghìn đồng. Cùng một bát phở có chất lượng như nhau nhưng để mua được nó, bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn nên gọi là tiền bị trượt giá hay lạm phát đồng tiền.

Nguyên nhân nào dẫn đến tiền trượt giá ? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiền trượt giá. Gần đây nhất khi nhà nước áp dụng tăng thuế môi trường cho các loại nhiên liệu, giá xăng dầu bị áp thuế sẽ được điều chỉnh tăng làm cho chi phí nhiên liệu đầu vào để vận hành máy móc sản xuất, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hoá tăng lên. Kết quả là giá thành hàng hoá cũng tăng theo và tiền bị mất giá.

Ngoài ra, chính sách điều hành kinh tế của nhà nước cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị đồng tiền. Quản lý in tiền, đánh thuế, điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản, đặc biệt là năng lượng dẫn tới việc tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát. Có thế nhận định rằng, lạm phát hay tiền trượt giá bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chung quy lại đều làm cho giá cả hàng hoá tăng và tiền mất giá theo thời gian.

Để đối phó với trượt giá, nhiều người thường gửi tiết kiệm Ngân hàng. Còn việc mua Bảo hiểm nhân thọ, tâm lý e ngại của người dân về trượt giá vẫn còn. Thực ra, gửi tiết kiệm Ngân hàng hay mua Bảo hiểm nhân thọ đều chịu ảnh hưởng của lạm phát. Vậy, Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ làm gì để hạn chế trượt giá ? Chỉ có đầu tư mới là cách tốt nhất để hạn chế lạm phát. Các khoản tiền nhàn rỗi chưa được sử dụng trong quỹ bảo hiểm nhân thọ sẽ được mang đi mua trái phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, nhằm hạn chế ảnh hưởng của trượt giá. Hàng năm, kết quả đầu tư sẽ được chia lại cho khách hàng theo như cam kết ban đầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lạm phát năm 2018 của nước ta được kiểm soát ở mức 3.54%, trong khi đó, lãi suất đầu tư từ quỹ bảo hiểm liên kết chung của các DNBH giao động từ 5-6.5%. Như vậy, việc đầu tư của bảo hiểm nhân thọ giúp cho khoản tiền trong quỹ không những tránh được trượt giá mà còn sinh lời.

Nếu lựa chọn các giải pháp bảo hiểm thuần bảo vệ sức khoẻ, tính mạng thì người mua sẽ chẳng phải bận tâm gì nhiều đến lạm phát. Đóng phí bảo hiểm 15 -20 năm và không rút tiền ra để bảo vệ trọn đời cho tới năm 99 tuổi, khi hết tiền trong quỹ bảo hiểm thì quyền lợi bảo vệ của khách hàng cũng tự động chấm dứt. Lúc này, bảo hiểm nhân thọ phát huy đúng ý nghĩa nhân văn của nó là bảo vệ tài chính suốt đời cho khách hàng.

Có thể thấy rằng, trượt giá trong bảo hiểm nhân thọ là một loại rủi ro hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng những rủi ro trong cuộc sống thì lại là điều không ai có thể lường trước. Rủi ro về tai nạn, rủi ro về bệnh hiểm nghèo, mất sớm đang diễn ra hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta. Rủi ro về trượt giá chỉ ảnh hưởng tới số tiền mà bạn tham gia bảo hiểm còn rủi ro cuộc sống thì lại ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản của gia đình bạn. Tiền gửi ngân hàng phải rút, tài sản là đất đai, nhà cửa phải bán dần để chi trả viện phí chữa bệnh hiểm nghèo và nếu chẳng may những người trụ cột không còn khả năng tạo ra thu nhập thì ai sẽ là người lo cho gia đình, tương lai của con cái ?

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực quản lý, điều hành kinh tế của chính phủ, tỷ lệ lạm phát tại nước ta đã được kiểm soát và đi dần vào ổn định. Rủi ro về trượt giá đã không còn là nỗi lo lắng cho những người tham gia bảo hiểm. Thay vào đó, khách hàng nên quan tâm nhiều hơn đến các rủi ro trong cuộc sống, những biến cố khó lường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính tài sản và cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, đừng băn khoăn và hoài nghi nữa, hãy tham gia bảo hiểm nhân thọ ngay bây giờ.

Theo wikitaichinh.com | August 20, 2018 | Trần Đức Hiền